Hãy đi về nơi ấy và đê sự im lặng lại với anh

Vì cuộc sống này hữu hạn nhưng điều đặc biệt mà em tìm kiếm – tình yêu thì vô cùng mà, hãy đi đến cuối con đường và tình yêu sẽ lại trở về với em mà…

Là con gái, đừng yêu thương dại khờ đến thế

Vì là con gái nên trái tim yếu mềm, hãy yêu thương hết mực đậm sâu, chân thành chia sẻ, để thấy rằng có nhiều người vẫn sống với nhau bằng tình yêu rất đẹp.

Tim yêu à, ngươi vẫn bình yên chứ

Ta chỉ mong có một ngày, tim ta biết nhớ mong một người, biết xót xa cùng niềm đau của người ấy, biết rung động khi mắt môi tìm nhau, tay xiết lấy nhau. Ta chỉ mong đôi tim đồng điệu, chan hòa và ấm áp.

Cậu ngõ lời đi cho tớ đồng ý

Những lúc em giận anh, em đôi co như thế nào anh cũng nghe, nhưng hãy giữ lấy liên lạc em nhé. Anh sợ sức tàn phá của sự lặng im, anh sợ em quen với nó mất rồi, em không còn cần giữ lại sự ồn ào này nữa.

Có một người yêu em là thế

Có những tình yêu chỉ toàn là nước mắt. Là anh yêu em nhiều mà chẳng biết làm gì cho em, là anh cần em hơn nghĩa của một tình yêu bình thường khác…

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Truyện trinh thám Xác ướp thì thầm chương 2

Để tiếp chương 1 của truyện trinh thám “Xác ướp thì thầm” hôm nay buôn truyện hay post tiếp chương 2 để bạn đọc theo dõi.
Ba thám tử trẻ chưa bao giờ phải lo 1 vụ lạ thường như vụ đang được ĐB nghị.
Giáo sư Robert Yarborough, nhà Ai Cập học lừng danh, sống trong 1 hẻm khu dân cư ngay giữa rừng, cách Rocky khoảng 15km. Nhà ông, 1 ngôi nhà cổ kiểu Tây Ban Nha, đã được chính ông biến thành viện bảo tàng tư nhân.



Một hàng cửa - cửa sổ, nhìn ra 1 cái sân lót đan, chiếu sáng căn phòng rộng lớn, nơi giáo sư để các kho báu của mình. Buổi chiều, không khí nóng nực 1cách kỳ lạ... Giữa các cửa sổ, có những bức tượng, từng trang trí các ngôi mộ cổ xưa tại Ai Cập, đứng thẳng. Một trong những bức tượng ấy, tượng thần Anubis - thân người, đầu chó, chiếu xuống sàn nhà 1 bóng đen hình thù dễ sợ.

Trên tường có treo những chiếc mặt nạ có nụ cười bí ẩn và sắc sảo. Tủ kính bảo vệ khỏi bụi cho những tấm bảng viết bằng đất sét, cho nữ trang bằng vàng và những con bọ bằng ngọc bích, được chạm khác bởi những người thợ kim hoàn đã chết từ mấy thế kỷ nay.
Dưới đất có cái quách, với hình xác ướp trên phần nổi thấp của nắp. Đó là 1 cái quách vô cùng giản dị, không có chạm vàng, không có trang trí, nhưng giấu 1 sự bí ẩn mà chưa ai tìm ra câu giải. Nên chủ nhân, giáo sư Yarborough, 1 người đàn ông nhỏ nhắn mập mạp, có râu nhọn và đeo kính gọng vàng, khá tự hào về cái quách này.

Thời còn trẻ, giáo sư đã lãnh đạo nhiều chuyến thám hiểm đi đến tận Ai Cập để khai quất tìm kiếm. Ông đã tìm thấy nhiều ngôi mộ đào ngay sườn những ngọn đồi, chứa xác ướp của những vị vua Pharaon, cùng phu nhân và người hầu, chưa kể nữ trang và dụng cụ. Ông cất giữ tại nhà phần lớn những vật tìm ra và đang viết sách về những phát hiện của mình.

Giáo sư đã tìm ra cái quách bí ẩn cách đây 25 năm. Nhưng thời đó, do ông quá bận bịu với những cuộc tìm kiếm khác, ông đã cho 1 viện bảo tàng ở Caire mượn quách. Nay, khi đã về hưu, ông có ý định tiếp tục nghiên cứu; nên cách đây mấy ngày, xác ướp và quách đã được chở đến bằng tàu lửa.
Bây giờ, ông Yarborough nghĩ, mình sẽ có thời gian khám phá ra bí ẩn của nó... 

Chiều hôm đó - 2 ngày trước khi Ba thám tử trẻ nhận được thư ông Alfred Hitchcock, giáo sư đang đứng trong viện bảo tàng nhỏ của mình và căng thẳng gõ cây viết chì vào nắp quách. Nắp này có thể tháo ra dễ dàng như nắp của 1 cái thùng bình thường.

Wiggins, người đã phục vụ cho giáo sư từ nhiều năm nay, kính cẩn hỏi:
- Thưa ông, ông có nghĩ là nên làm lại cuộc thí nghiệm này, sau cuộc xúc động mà ông đã bị ngày hôm qua không ạ?
- Tôi kiểm tra xem việc này có lặp lại hay không - giáo sư cương quyết trả lời. Anh mở giúp 1 cái cửa sổ. Ở đây ngột bgạt quá.
- Vâng, thưa ông - Wiggins vừa nói vừa mở cửa sổ gần nhất.
Từ khi bị nhốt lại trong ngôi mộ của 1 vua Pharaon 2 ngày liền, do tai nạn, giáo sư bị chứng sợ chỗ kín.
Rồi Wiggins mở nắp lên, và sau khi tháo ra hoàn toàn, cho nắp tựa vào quách.
Hai người đàn ông cúi xuống nhìn vào bên trong.
Mỗi người 1 sở thích. Có người sẽ không cảm thấy thích thú gì khi ngắm nhìn 1 cái xác ướp, nhưng giáo sư Yarborough thì khác, ông say mê những thi hài ướp bitum và quấn băng vải. Người Ai Cập cổ xưa tin rằng thân thể con người phải được bảo quản hoàn toàn tốt để có thể trình diện thế giới bên kia. Cũng chính để dự phòng cuộc sống sau này, mà họ đặt vào ngôi mộ quần áo, vật trang trí, dụng cụ và nữ trang của kẻ quá cố.

Xác ướp của giáo sư Yarborough tên là Ra- Orkon. Kén bọc xác đã được mở ra 1 phần, nên khuôn mặt của Ra- Orkon lộ ra. Đó là khuôn mặt của 1 người đàn ông lớn tuổi, thông minh, mắt nhắm, môi hơi hé ra như để nói chuyện. Có thể tưởng ông được chạm khắc bằng gỗ mun.
- Thưa ông, trông Ra-Orkon hoàn toàn bình tĩnh - Wiggins nhận xét. Tôi không nghĩ hôm nay ông ấy sẽ giở chứng nữa.
- Hy vọng là không - giáo sư rầu rĩ đáp. Ông ấy đã chết cách đây 3000 năm. Bây giờ ông ấy lại nói chuyện, thì đúng là phản tự nhiên.

- Tất nhiên, thưa ông.
- Nhưng hôm qua, lúc ở 1 mình với ông ấy, ông ấy đã nói chuyện với tôi! Tôi không hiểu ông ấy nói tiếng gì, nhưng tôi đã hiểu rõ rằng ông ấy nhờ tôi giúp 1 việc gì đó, rất khẩn cấp.
Giáo sư cúi xuống xác ướp:
- Ra- Orkon, nếu ông có điều gì cần nói với tôi thì ông hãy nói đi. Tôi nghe đây. Tôi sẽ cố gắng hiểu ông.
Một phút trôi qua, rồi 1 phút khác. Không có tiếng động nào trong phòng, ngoại trừ tiếng ruồi bay.
Chắc là tôi bị ảo tưởng! Cuối cùng giáo sư thở dài.

- Đó là cách giải thích duy nhất có thể được. Wiggins à, anh làm ơn đi lấy giúp cái cưa tay trong xưởng được không? Tôi sẽ cưa 1 khúc gỗ quách. Như vậy qua thử nghiệm than phóng xạ, anh bạn Jennings ở đại học tổng hợp Californie của tôi sẽ có thể xác định được chính xác tuổi của cái xác ướp này.
- Vâng, thưa ông, Wiggins nói, rồi bước ra.
Đúng lúc đó, tiếng thì thầm không rõ vang lên, chắc chắn xuất phát từ cái quách. Giáo sư chưng hửng đứng thẳng người dậy. Rồi ông kê tai lại gần miệng xác ướp.
Xác ướp đang thì thầm. Lời nói dường như phát ra từ đôi môi hé mở một nửa, những lời nói được phát âm bởi 1 người Ai Cập đã chết cách đây 3000 năm.
Ông Yarborough không hiểu những lời nói này. Chúng được cấu tạo bằng những âm tiết khàn và xuýt, nói bằng 1 giọng gần như không nghe được. Tuy nhiên, những lời nói càng lúc càng gấp gáp hơn, như thê xác ướp hết sức muốn được nói.
Nổi xúc động khủng khiếp chiếm lấy giáo sự Ông nghĩ ngôn ngữ này là tiếng ả Rập cổ xưa. Thỉnh thoảng giáo sư có cảm giác nhận hiểu ra 1 từ.
- Nói đi, hãy nói đi, Ra-Orkon! giáo sư kêu. Tôi sẽ cố gắng hết sức mình để hiểu ông.

- Xin lỗi, thưa ông!
Giáo sư xoay gót quay lại. Lời nói cuối cùng này do Wiggins, tay cầm cưa mới bước vào, phát âm. Ra- Orkon đã ngưng nói.
- Wiggins ơi! Giáo sư nói. Xác ướp vừa mới thì thầm nữa. Nó đã bắt đầu ngay khi anh mới bước ra ngoài, và nó đã im đi khi anh bước vào.
Wiggins nhíu mày, nét mặt nghiêm trang.

- Thưa ông, dường như nó chỉ muốn nói chuyện với 1 mình ông thôi. Ông đã hiểu nó nói gì chưa ạ?
- Không - Ông Yarborough kêu lên. Tôi không phải nhà ngôn ngữ học. Có thể Ra-Orkon không nói bằng tiếng ả Rập cổ, nhưng cũng có thể nói bằng tiếng Hittite hay thậm chí tiếng Chaldie.
Wiggins liếc nhìn qua cửa sổ. Trên sườn đối diện của thung lũng có 1 ngôi nhà màu trắng, mới tinh. Anh ta dùng ng1on tay chỉ ngôi nhà.
- Giáo sư Freeman là bạn của ông, thưa ông - Wiggins nhận xét. Ngoài ra ông Freeman còn rất am hiểu về tất cả những gì có liên quan đến các phương ngôn vùng Cận Đông. Chỉ mất 5 phút là ông ấy có thể có mặt ở đây. Và nếu xác ướp chịu nói chuyện với ông ấy, chắc chắn ông ấy sẽ hiểu nó nói gì.
- Rất đúng! giáo sư la lên. Đáng lẽ tôi phải báo cho cậu ấy biết ngaỵ Dù sao, cha cậu ấy cũng có mặt cùng tôi lúc tôi tìm thấy Ra-Orkon. Nhưng việc phát hiện này không mang lại may mắn cho anh ấy: anh ấy đã bị ám sát 1 tuần sau đó, ngay giữa chợ. Anh đi gọi cho tôi cậu Freeman đi, Wiggins à, và bảo cậu ấy sang đây ngay.
- Vậng, thưa ông.

Wiggins vừa rời khỏi phòng là tiếng nói thì thầm kỳ lạ tiếp tực trở lại.
Giáo sư lại thực hiện 1 nỗ lực mới để hiểu xem xác ướp nói gì, rồi bỏ cuộc. Ông ra đứng ngay ở cửa sổ, nơi nhìn thấy nhà ông giáo sư trẻ tuổi Freeman, xây trên sườn dốc, dưới mức đường xe chạy nhiều.
Ông Yarborough nhìn thấy người đàn ông trẻ bước ra khỏi nhà qua cánh cửa hông, leo lên cầu thang ngoài, bước vào ga-rạ Sau đó ít lâu, 1 chiếc xe chạy ra, rẽ vào con đường nhỏ ngoằn ngoèo giữa sườn dốc. Không rời mắt khỏi chiếc xe đang chạy, giáo sứ Yarborough vẫn lắng nghe, hết sức chăm chú, tiếng thì thầm của xác ướp.

Bỗng nhiên, Ra-Orkon im lặng. Nỗi lo sợ chiếm lấy ông giáo sư già. Sao! Chẳng lẽ xác ướp lại ngưng nói đúng vào lúc có thể hiểu ra nó nói gì?
- Nói tiếp đi, Ra- Orkon, ông hãy nói tiếp đi. Tôi van ông. Chúng ta đang chờ thông dịch viên đến. Ông hãy nói đi!...
Một hồi sau, tiếng thì thầm tiếp tục trở lại. Ông Yarborough nghe tiếng xe dừng lại trước cửa nhà. Cánh cửa mở ra. Có người bước vào phòng.
- Cậu đó hả Freeman? ông Yarborough hỏi, nhưng không rời mắt khỏi xác ướp.
- Dạ phải, cháu đây. Bác bị làm sao thế, hả bác Yarborough? Người kia hỏi.
- Cậu đừng làm ồn. Lại đây. Nghe đi.
Rồi nói với xác ướp, ông giáo sư già la lên:



- Hãy nói đi, Ra- Orkon ơi! Nói đi! Bây giờ có người sẽ hiểu ông.
Nhưng xác ướp im lặng. Im lặng y như đã từng im lặng suốt 30 thế kỷ.
- Cháo không hiểu, Freeman nói. Có phải bác nói chuyện với xác ướp không ạ?
Ông Yarborough quay sang người đồng sự trẻ. Ông Freeman là người vóc dáng trung bình, thon thả, nét mặt vui vẻ. Tóc ông chỉ hơi bắt đầu bạc 1 ít.
- Phải, Yarborough nói. Xác ướp vừa mới nói chuyện với tôi bằng 1 thứ tiếng mà tôi không hiểu được, và tôi hy vọng cậu sẽ thông dịch cho tôi. nhưng ngay khi thấy cậu, nó...
Nhìn thấy vẻ mặt ngạc nhiên của ông Freeman, giáo sư Yarborough không nói nữa.
- Cậu không tin tôi, phải không? Cậu không tin rằng Ra- Orkon có thể nói chuyện với tôi à?
Freeman gãi cằm.
- Bác hãy thừa nhận rằng đó cũng là chuyện lạ - cuối cùng ông nói. Cháu sẽ dễ tin hơn nếu chính cháu nghe thấy...
- Ta hãy làm thử - Ông Yarborough nói. Ra-Orkon, ông nói đi, chúng tôi nghe đây. Chúng tôi sẽ cố gắng hiểu ông.

Hai người đàn ông chờ đợi. Xác ướp không phản ứng.
- Không chờ nữa - Ông Yarborough thở dài. Ra-Orkon chỉ chịu nói chuyện riêng với tôi thôi. vậy mà tôi cứ hy vọng cậu sẽ dịch cho tôi nghe những gì ông ấy nói.
Giáo sư cố gắng ra vẻ tin tưởngm nhưng không thành công lắm.
- Nếu có thể được, cháu sẳn lòng giúp bác - Ông lễ phép trả lời. Ô kìa! bác định làm gì với cái cưa này? Không lẽ bác tính mổ tử thi Ra-Orkon?
- Không, không. Tôi chỉ muốn cưa 1 mẫu gỗ để đưa thí nghiệm than hoạt tính và như vậy xác định ngày chính xác khi Ra- Orkon được chôn cất.
- Làm hỏng 1 cái quách cổ xưa như thế này thì uổng quá.
- Không đâu- Ông Yarborough đáp. Cái quách này không có gì là quí báu hết, và dù sao tôi cũng phải biết được nó có từ năm nào chứ. Nhưng mỗi việc 1 lúc. Trước khi tìm ra bí mật của Ra-Orkon, tôi muốn làm rõ cái chuyện thì thầm này. Nhưng, cậu Freeman ơi, 1 cái xác ướp đâu thể nói chuyện được! Mà xác ướp này thì lại nói. Và chỉ nói với 1 mình tôi mà thôi.

- Hừm! Freeman vừa kêu vừa cố giấu đi nỗi thương hại đối với người đàn ông già. - Hay bác giao cho cháu cái tên già hay đùa này trong vài ngày? Khi về tới nhà cháu, có thể nó cũng sẽ chịu nói chuyện với cháu. Nếu cháu hiểu được nó kể lễ điều gì, cháu sẽ truyền đạt lại chính xác cho bác bức thông điệp của nó.
Giáo sư Yarborough nhìn trừng người đàn ông trẻ.
- Cậu thật là tốt bụng, cậu Freeman à- Ông trịnh trọng nói. Cậu đang nghĩ tôi bị ảo tưởng, và để tránh làm cho tôi buồn, cậu không thành thật nói ra. Thì, cũng có thể cậu đúng. Ra-Orkon sẽ ở lại đây cho đến khi tôi tin chắc về sự việc này.
- Tùy bác thôi - Freeman nói. Nếu anh bạn của ta lại nói nữa, bác cứ báo cho cháu biết. Cháu sẽ đến cấp tốc. Tạm thời cháu xin phép bác. Cháu có tiết giảng ở trường đại học tổng hợp.
Ông Freeman ra khỏi căn phòng. Ông giáo sư Yarborough hoài công chờ xác ướp nói chuyện trở lại. Wiggins xuất hiện.
- Tôi dọn bữa ăn tối cho ông được chưa ạ?
- Dọn đi, Wiggins. Anh có nhớ là anh không được nói cho ai biềt về cụ này không?
- Dạ nhớ, thưa ông.
- Tôi đã nhìn thấy rõ phản ứng của cậu Freeman. Tất cả các đồng sự của tôi cũng sẽ phản ứng như vậy thôi. Nếu họ biết rằng 1 xác ướp kể chuyện cho tôi, họ sẽ nghĩ tôi lẫm cẩm. Anh thử tưởng tượng nếu báo chí nắm được chuyện này: uy tín nhà bác học của tôi sẽ tiêu tan.
- Tất nhiên, thưa ông.
- Tuy nhiên tôi phải xin ý kiến của 1 người nào đó. Một người nào đó không phải là nhà bác học, và biết rằng thế giới này đầy rẫy bí ẩn... Ồ! tôi biết người nào rồi. Tôi sẽ gọi điện cho anh bạn Alfred Hitchcock của tôi. ít nhất anh bạn này sẽ không cười tôi.
Giáo sư Yarboruogh nghĩ đúng. Alfred Hitchcock không cười ông. Như ta đã biết ở chương trước, ông chỉ báo tin cho Ba Thám Tử Trẻ.
Mời các bạn đón đọc chương 3 của truyện trinh thám “Xác ướp thì thầm”

Truyện trinh thám Xác ướp thì thầm chương 1

Truyện trinh thám xác ướp thì thầm là loại truyện mang nhiều yếu tố trinh thám kinh dị khiến người ta phải rùng mình. Chương 1 của truyện trinh thám này với nội dung “Một bức thư khác thường”  mời các bạn đọc nội dung của truyện.

" Cứu với! cứu với!"
Giọng kêu the thé, kỳ lạ, đầy lo sợ.
Ba Thám tử trẻ. Hannibal Jones, Peter Crentch và Bob Andy không hề chú ý đến, bởi cả 3 quen thuộc với giọng nói ấy: đó là giọng của Râu Đen, con yểng được nuôi để lấy hên. Y hệt như 1 con két, nó thích lập lại những gì nó được nghe.
Bà Mathilda Jones, thím của Hannibal, liếc nhìn lồng yểng.
- Hannibal ơi! Thím gọi. Con không nên cho con yểng của con xem nhiều phim trinh thám ở truyền hình như thế.
- Dạ, Hannibal trả lời. Thím Mathilda ơi, cánh của này để ở đâu?
- Tất nhiên là để chung với mấy cánh cửa kia. Này, các cậu ơi, cật lực lên đi chứ! Còn nhiều việc lắm, mà thời gian thì qua nhanh lắm.
Có tiếng lêu, ông phát thư đến, đặt 1 cọc thư vào thùng thơ.
- Chúa ơi! Khi đó thím Mathilda chợi nhớ ra. Hannibal ơi, chú Titus muốn con ra bưu điện gởi 1 bức thư bảo đảm, mà thím quên nói.
Thím rút ra từ túi áo 1 bao thư hơi bị nhăn, rồi đưa cho cháu.
- Con lấy xe đạp chạy ngay ra bưu điện! - Thím ra lệnh. Tiền đây nè.
- Con đi, con chạy, con bay đây, thưa thím Mathilda! - Hannibal mập đáp. Peter và Bob sẽ làm công việc thay chỗ con. Hai bạn ất than phiền là hơi buồn đấy.
Peter và Bob phẫn nộ nổi giận. Hannibal leo lên xe đạp rồi biến mất. Bà Jones cười:
- Thôi, được rồi, thím thả tự do cho 2 cháu - bà nói. Hai cháu cứ vào cái đống đồ linh tinh mà chơi. Mà thím cũng không biết hai cháu có thể làm gì trong đó.
Bằng 1 động tác, bà chỉ đống đồ phế thải che dấu xưởng sửa chữa của Hannibal và không ai biết - bộ tham mưu của nhóm điều tra.
- Còn thím - bà Jones nói, thím phải lo thư từ đây. Thím sẽ xem ngaỵ Có thể có thư cho Hannibal.
Hai cậu bỏ ngay công việc, không chờ thím Mathilda nói lần thứ nhì. Bà Jones cầm lấy chồng thư từ.
- Không, - bà Jones nói, không có thư cho Hannibal.
Bà giả bộ ra đi, nhưng 2 cậu không lầm khi nhìn ánh mắt tinh nghịch của thím: thím Mathilda rất thích đùa.



- à! Thím vừa nói vừa đứng lại, cũng có 2 lá thư này gởi Ba Chàng Thám tử trẻ. Chắc là cái Câu lạc bộ mới của tụi bây.

Peter cầm lấy hai phong bì, cố kiềm nỗi xúc động, vì đây là lần đầu tiên các cậu nhận được thự Bà Jones ghé qua phòng làm việc của chồng bà. hai bạn chạy thẳng về bộ tham mưu.
- Không được xem thư khi chưa tới chỗ bọn mình, - Peter nói. Công việc là công việc.
- Đồng ý - Bob nói. Từ nay,mình sẽ có thể vào sổ thư từ bọn mình nhận được. Mình đã chuẩn bị sổ rồi, chỉ còn thiếu thư thôi.

Hai cậu luồn lách giữa các chồng vật tư khác nhau, và đến được xưởng của Hannibal.
Xe lán biến mất dưới một đống đồ đạc linh tinh, nên bên trong luôn luôn tối om. Peter bật điện lên, ngay sau khi đóng cửa sập lại. sau đó 2 cậu lấy ghế ngồi và tiến hành mở thư từ của nhóm.
- Úi chà! Peter kêu. Bức thư này của bác Alfred Hitchcock. Bọn mình bắt đầu đọc lá thư này đi.
Bob rất mừng. Ba bạn đã làm quen với ông Hitchcock 1 cách không bình thường lắm và ông đã hứa báo ngay cho ba bạn biết khi nào ông nghe nói đến 1 vụ bí ẩn thích hợp để 3 bạn trổ tải. Cho nên rất có thể là đúng như vậy.
- Trái lại - Bob nói, bọn mình phải để dành cái hay nhất cho phần cuối. Mà mình nghĩ nên chờ Babal về, rồi hẵng mở thư ra.
- Sao? - Peter phản đối. Sau cái cách đối xử của cậu ấy à. Cậu đã nghe Ba bal nói lúc nãy chưa, cậu ấy muốn bắt bọn mình làm phần công việc của cậu ấy. Mà chính cậu là lưu trữ gia, chính cậu phải lo về thư từ.

Bob thấy lý lẽ có tính thuyết phục và lấy dao rọc giấy mở phông bì thứ hai. Tuy nhiên, vì đã để ý nhiều điều, Bob ĐB nghị.
- Trước khi đọc, bọn mình hãy thử suy luận những gì có thể được. Babal đã dặn bọn mình phải tập suy luận mỗi khi có dịp.

- Chưa đọc thư, làm sao mà suy luận được cái gì? - Peter đa nghi hỏi.
Nhưng Bob đã cúi xuống xem xét phong bì màu tím, thơm mù hoa đinh. Lá thư cũng màu tím và thơm phức, ngoài ra, có hình hai con mèo trang trí ở phần trên cùng.
- Hừm! Bob vừa rên vừa ấn hai ngón tay vào trán để suy nghĩ. Được, nghĩ ra rồi. Tác giả của bức thư này là 1 phụ nữ khoảng 50 tuổi. Thấp nhỏ và mập mạp. Nói chuyện nhiều. Nhuộm tóc. Rất thích mèo. Tốt bụng, nhưng đôi khi hơi bất cẩn. Thường hay vui tính, nhưng hiện nay đang gặp rắc rối.
Peter mở tròn mắt:
- Hả! Cậu đã nhìn thấy tất cả những điều này mà không cần đọc nội dung à?
- Dễ ợt - Bob ung dung trả lời. à! mình quên nói thêm là bà rất giàu có và lo làm việc từ thiện.
Peter nhíu mày cầm lấy phong bì và bức thự dần dần nét mặt Peter sáng lên.

- Hình vẽ mèo, nên bà này thích mèo - Peter phán. Tem bị dán xiên xẹo và thậm chí hơi bị rách: chứng tỏ tính bất cẩn. Nhìn chung lá thư, hàng chữ viết bắt đầu đi lên phía trên, cho thấy tính khí lạc quan; nhưng về cuối, chữ lại đi xuống nên ta có thể kết luận rằng hiện bà đang bất hạnh...
- Đúng - Bob nói. Không có gì dễ hơn suy luận, khi ta cố gắng áp dụng.

- Và khi ta có 1 Babal để cho ta những bài học - Peter nói thêm. Bây giờ mình rất muốn biết cậu lấy đâu ra tuổi tác, vòng eo, cách nói chuyện, tài sản, việc từ thiện và tóc nhuộm của bà ấy. Nghe cậu nói y như Sherlock Holmes.
- Cậu xem này - Bob mỉm cười nói. Địc chỉ người gởi cho ta biết bà ở Santa Monica, trong 1 khu nhà rất đắt tiền. Mấy bà sống ở khu đó đều rất giàu có và đều lo làm việc từ thiện, bởi vì không có chuyện gì khác để làm. Mẹ mình nói vậy đấy.

- Đồng ý - Peter đáp. Nhưng còn tuổi, tóc và phần còn lại?

- Giấy viết thư màu tím và thơm phức, mực viết thì màu xanh lá cây. Thường những phụ nữ có tuổi mới xài những thứ này. Nói thật với cậu, mình có 1 bà dì, thấp nhỏ, nói chuyện nhiều, năm mươi tuổi, nhuộm tóc, khá mập, tử tế dễ thương, dùng loại giấy viết y hệt như vậy. Nên mình mới nghĩ rằng bà... Bob nhìn chữ ký - rằng bà Banfry có thể giống dì Hilda của mình, về bề ngoài cũng như về tính tình.
- Giỏi quá! Peter cười và nói. Cậu đoán giỏi y như cậu suy luận. Bây giờ mình hãy đọc xem bà viết gì.

Rồi Peter bắt đầu đọc lớn tiếng:
?? " Gửi ba chàng thám tử trẻ.
Cô Waggoner, bạn tôi, ở Hollywood, đã kể về cuộc điều tra xuất sắc mà các cậu đã tiến hành để trả cho cô ấy chú két bị thất lạc... "
Rõ ràng, bà Banfry đã nghe nói đến những chiến công của Ba thám tử trẻ trong vụ con két cà lăm. Bob giựt lá thư khỏi tay Peter.

- Mình phụ trách lưu trữ - Bob tuyên bố. nên đọc thư là việc của mình, ít nhất là khi Babal vắng mặt.
Peter càu nhàu, nhưng nhượng bộ.

Bob đọc phần tiếp theo. Mà vụ này rất đơn giản. Bà Banfry có con mèo giống Abyssinie, tên là Sphinx, mà bà rất yêu quý. Từ 1 tuần nay, con mèo đã bị mất tích, và cảnh sát không tìm ra được nó. Các lần thông báo trong báo chí địa phương cũng không có kết quả. Bà Banfry chỉ còn biết cầu cứu ba thám tử trẻ, và ba cậu đã trả lại được con két cưng cho cô Waggoner.

- Tốt lắm - Peter nói. Một con mèo mất tích. Đây có vẻ là 1 vụ án nhỏ hiền lành, hợp lý, không có rủi ro cho bọn mình. Mình sẽ điện thoại ngay cho bà Banfry để báo bà biết là bọn mình đồng ý.
- Khoan đã!... Bob trả lời và giữ lại cánh tay của bạn đang đưa về máy điện thoại. Bọn mình chưa đọc thư của bác Hitchcock.



- Đúng, Peter thừa nhận.
Bob rọc phong bì ra, rút 1 lá thư viết trên loại giấy sang trọng, có khắc tên Alfred Hitchcock. Sau khi đọc lớn những từ đầu tiên, lưu trữ viên không kiềm chế nổi và im lặng đọc thật nhanh phần còn lại. Khi đọc xong, nét mặt Bob vô cùng ngạc nhiên.

- Peter ơi, cậu tự đọc lấy đi. Nếu không, cậu sẽ không tin.
Hết sức tò mò, Peter chụp lấy lá thư và đến lượt cậu đọc. Đọc xong, Peter ngước cặp mắt ngạc nhiên tột độ nhìn Bob.

- Úi chà! Peter khẽ nói. Làm sao 1 cái xác ướp 3000 năm tuổi lại có thể bắt đầu kể chuyện đời mình?
Kết thúc với chương 1 của truyện mời các bạn đón đọc chương 2 vào bài sau. Truyện hay cập nhật thường xuyên các truyện trinh thám hay. Mong các bạn ủng hộ

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Truyện trinh thám Con quỷ áo xanh Chương 3


Hôm nay buontruyenhay post tiếp chương 3 truyện trinh thám " Con quỷ áo xanh", do thời gian nên Buontruyenhay post hơi chậm, nên các bạn muốn đọc truyện trinh thám thì hãy ghé qua ủng hộ nha

Ngồi trên xe trở về nhà đầu óc tôi cứ nghĩ đến chuyển tiền bạc, tôi cần bao nhiêu cho đủ đây?
Tôi muốn trở về nhà mình. Có lẽ vì tôi được nuôi dưỡng và lớn lên từ vùng quê hãy vì tôi không có của cải gì cho đến ngày tôi tậu được căn nhà đó, cho dù với lí do gì đi nữa tôi vẫn nhớ ngôi nhà nhỏ hẹp của mình. 

Nhà tôi có trồng cây táo và cây lê Tàu, quanh sân trồng cỏ Augustine. Bên hông nhà trồng cây lựu mỗi mùa cho được ba chục trái, có cây chuối chưa từng đơm hoa kết quả. Dọc theo bờ rào có trồng hoa hồng, hoa thược dược. Trước ngõ là chậu hoa violet giống châu Phi.

Nó chỉ là một ngôi nhà nhỏ. Bên trong có một phòng khách, một buồng ngủ với một bếp. Buồng tắm không đặt với tắm còn khoảng sân sau không bằng chỗ chơi đùa của đứa trẻ. Tuy thế đối với tôi ngôi nhà này mang thật nhiều kỷ niệm. Tôi yêu thương và có thể hy sinh vì nó, nếu một ngày kia ngân hàng ra lệnh cho cảnh sát địa phương đến tịch thu, lúc đó tôi dám cầm súng chống cự còn hơn là chịu giao nhà cho họ.

Bởi vậy tôi mới hợp tác với bạn bè của Joppy để giữ lại ngôi nhà. Cũng có thể tôi nghĩ sai, tôi biết rõ chuyện đó. Tôi cảm thấy khó chịu vì lão DeWitt Albright, nhưng câu nói của Joppy cũng cho tôi cảm giác tương tự dù cho tất cả đều là sự thật. Đến lúc này tôi phải đi ngủ thôi, bỏ qua mọi chuyện ngoài tai.
- Easy! - tôi nói một mình - đi ngủ một giấc cho đã, sáng mai đây đi kiếm việc làm.
- Nhưng hôm nay mới hai mươi lăm tháng sáu, - có tiếng ai mới vừa nói "Còn món tiền sáu mươi bốn đô la vào ngày một Tây tháng Bảy tới đây thì làm sao?"
- Tôi sẽ nhận đủ - tôi đáp.
– Làm thế nào?

Rồi câu chuyện lại nói tiếp nhưng rõ ràng chẳng được ích gì. Chỉ còn cách tôi phải nhận tiền lão Albright và thi hành lệnh miễn là việc làm hợp pháp bởi tôi còn căn nhà nhỏ hẹp những rất đỗi thân thương và tôi không thể nào bỏ phố mà đi.

Và còn chuyện khác nữa.

DeWitt Albright khiến tôi có phần lo lắng. Lão to con bề thế, trông có vẻ bậm trợn. Mỗi khi nhìn lão vươn vai bạn có thể hiểu rằng lão muốn biểu dương sức mạnh. Nhưng tôi cũng to con như ai.
Và bọn thanh niên như tôi chẳng bao giờ chịu khuất phục trước sự sợ hãi.
Dù lão có biết vậy hay không, tôi cảm thấy tự hào về mình. Tôi càng lo sợ vì lão nên tôi càng phải nhạn lời thi hành nhiệm vụ giao phó.

Địa chỉ lão Albright ghi lại là khu chung cư nhỏ hẹp màu vàng nhạt ở phố Alvarado. Quanh đó nhà nào cũng to lớn, bề thế không có vẻ gì cũ kỹ hay dễ nhận ra điều đó. Tôi bước tới phía cảnh cổng sắt, đi theo lối đi hành lang có lối vào làm theo kiểu dáng Tay Ban Nha. Nhìn quanh không thấy ai, cũng chẳng có bảng hướng dẫn. Trước măt tôi là dẫy phòng của màu kem bên ngoài không treo bảng tên.

- Xin lỗi ông.
Nghe được tiếng nói tôi giật thót.
- Hả… giọng nói tôi lạc đi quay lưng lại nhìn về phía người đàn ông nhỏ thó.
- Ông tìm ai?
Hắn là một tên da trắng người nhỏ thó mặc bỏ áo vét làm đồng phục.
- Tôi đi tìm, ô… à…, - tôi nói lắp bắp. Lúc đó tôi quên mất tên người mình cần tìm. Tôi nheo mắt nhìn qua khe cửa.
Tôi nhớ lại thói quen nhìn theo kiểu đó lúc còn nhỏ ở Texas. Hễ khi nào một tên da trắng anh chị tóm được tôi vì một chút lơ là, tôi liền quên hết mọi chuyện, không còn gì để khai. "Mi biết ít sẽ đỡ rắc rối hơn" bọn chúng từng dậy cho tôi điều đó. Tôi ghét chuyện đó, ghét cả bọn da trắng lẫn bọn da màu dậy cho tôi làm chuyện đó.

- Tôi có thể giúp ông được chứ? - tên da trắng lại hỏi. Tóc hắn quăn tít đỏ hoe, mũi nhọn hoắt. Tôi chưa kịp trả lời, hắn đã nói ngay "Ở đây giao hàng lúc chín giờ và sáu giờ".
- Không, không đâu, - tôi vừa nói, vừa có nhớ lại.
- Thôi được rồi! ông có thể ra về".
- Ồ không, tôi muốn nói…

Tên da trắng lùi lại phía chỗ bục gỗ kê sát tường. Tôi đoán hắn giấu chiếc dùi cui phía sau đó.

- Albright! - tôi chợt nói lớn.
- Hả? - hắn quát lại.
- Albright! Tôi đến đây gặp Albright!
- Albright nào? - cặp mắt hắn đây về nghi hoặc, tay lòn ra phía sau bục gỗ.
- Ông Albright. Ông DeWitt Albright.
- Ông Albright à?
- Phải, tên ông đó.
- Ông định giao hàng gì nào? – hắn hỏi, chìa bàn tay gầy khẳng khiu ra.
- Ồ, không, tôi đến gặp ông ta vì có hẹn trước. Tôi nói rõ hơn tôi cần gặp ông ấy. - Tôi ghét tên da trắng này quá.
- Ông định gặp ông ta à? Vậy mà ông lại không nhớ tên?
Hít vô một hơi thật sâu. tôi thủng thỉnh nói:
- Tôi định gặp ông DeWitt Albright tối nay, từ sau bẩy giờ trở đi.
- Vậy là ông định gặp ông ta bẩy giờ tối nay? Tám giờ rưỡi rồi, ông ấy đâu còn ở đây nữa.
- Ông ấy hẹn tôi cứ đến bất cứ lúc nào sau bẩy giờ.
Hắn lại chỉ tay về phía tôi.



- Ông ta có dặn ông đến đây trễ vậy không?
Tôi nhìn hắn, lắc đầu. Tôi muốn rạch vô mặt hắn như tôi đã từng làm với một tên da trắng trước đây.
- Bởi vậy làm sao tôi không ngờ ông là kẻ trộm? Ông không nhớ tên người cần gặp, còn nhờ tôi dẫn đường vô đây. Vậy mà ông không biết tính trước có bạn đi theo ở lại đây chờ tôi.
Tôi thấy chán:

- Thôi bỏ qua đi ông bạn, - tôi nói – Nhờ nhắn dùm có ông Rawlins đến tìm ông ấy. Nhờ ông nói dùm luôn là lần sau viết cho tôi miếng giấy kẻo không thì ông đây không cho một tên da đen lang thang như tôi vô cửa.
Tôi định cất bước đi ra. Tôi muốn về nhà cho xong, có thiếu gì cách để kiếm ra tiền. Tên da trắng nói với theo:

- Khoan đi đã! - Hắn nói - Chờ ở đây, tôi sẽ quay lại ngay!
Rồi hắn rón rén bước qua lối của sơn màu kem, bước vô trong rồi đóng cửa lại. Một lát sau tôi nghe rõ tiếng khoá kêu lách cách.

Nếu các bạn chưa đọc chương 1 và chương 2 truyện trinh thám "Con quỷ áo xanh" thì vào đây để đọc nha.
Chờ một lúc thấy hắn mở cửa và ra dấu cho tôi đi theo. Hắn nhìn quanh rời dẫn tôi vô cửa, hình như hắn đang dò xét hành vi của tôi. Bước ra đến ngoài là khoảng sân rộng rãi lát gạch đỏ sẫm, chung quanh trồng ba cây cọ cao ngất vượt khỏi nóc ngôi nhà ba tầng với tán lá um tùm. Nhà ở tầng trên ráo lưới xung quanh để các dây hoa hồng trắng, hồng vàng bám theo rồi trổ cành xuống phía dưới. Đêm nay trăng sáng, trăng lưỡi liềm chiếu chênh chếch vô mái nhà bên trong.

Hắn bước tới trước, mở thêm một cánh cửa ở phía bên kia sân. Lối đi mới dẫn xuống cầu thang sắt cũ kỹ đi vô ngay giữa ngôi nhà. Hắn dẫn tôi đi ngang qua phòng nấu nước nóng bụi bặm ra đến ngoài hàng hiên trống trơn vách tường sơn màu lục xám xịt, mạng nhện giăng đầy.
Ở cuối dãy nhà tôi nhìn thấy cánh cửa sơn cùng màu nứt nẻ bám đầy bụi.

- Đây là nơi ông cần đến, - hắn nói.
Tôi vừa nói dứt lời cảm ơn, hắn đã bỏ đi ngay. Từ đó về sau tôi không còn gặp lại hắn nữa. Tôi ngẫm nghĩ sao trong cuộc đời có những kẻ ta chỉ gặp trong chốc lát, nói năng nhặng xị rồi bỏ đi luôn. Cha tôi là người vậy đó, còn mẹ tôi thì cũng chẳng hơn gì.

Tôi đưa tay gõ vô cánh của cũ kỹ, tôi chờ được gặp Albright, nhưng trái với ý nghĩ của tôi, cánh cửa mở ra nhìn vô bên trong căn phòng nhỏ hẹp là hai người lạ mặt.

Tên đang đứng ở của cao gầy, tóc nâu quăn tít, da sẫm như dân da đỏ lại Ấn Độ, mắt nâu nhạt như thể màu vàng. Còn tên thứ hai đứng tựa lưng vô tường ở đằng xa thì thân hình lùn tịt, hắn có cặp mắt như người Tàu, tôi nhìn nhưng không thể đoán ra hắn thuộc giống dân nào.

Tên có nước da sẫm chìa tay ra nhếch mép cười. Tôi đoán hắn muốn bắt tay song không hiểu sao hắn lại vỗ vỗ bên người tôi.
- Này ông bạn! Có việc gì không vừa lòng phải không? - Miệng nói tay tôi xô hắn ra. Còn tên mặt mũi giống người Tàu đang thò tay vô túi.
- Ông Rawlins - tên có nước đã sẫm cườối nhìn tôi và nói bằng một thứ giọng mà tôi không đoán ra nói. - Yêu cầu ông đưa tay lên cao một chút, tôi muốn kiểm tra - chợt hắn chuyển qua giọng cười gằn.
- Cứ giữ tay yên một chỗ, ông bạn. Tôi không thích ai sờ mó vô người tôi.

Tên nhỏ thó lùn tịt kia lôi thứ gì đó trong túi ra nữa, tôi chưa thể đoán là thứ gì. Hắn bước tới gần hơn. Ngay lập tức tên kia đưa tay nắm ngực tôi, tôi chóp lấy cườm tay hắn.
Hắn chớp chớp mắt, nhếch mép cười nhìn vào mắt tôi, rồi quay qua nói cho tên đồng bọn nghe:
- Không sao đâu Manny, tay này coi bộ được đây".

- Chắc không, Shariff?
- Chắc chứ. Hắn được đấy, chỉ hơi nghị ngờ chút thôi. - Shariff nhe hàm răng trắng bóng trề môi ra thâm sì. Tay tôi còn nắm chặt cổ tay hắn.
Shariff cất tiếng:
- Để cho hắn gặp đi, Manny.
Manny lại thò tay vô túi rồi đưa tay gõ vô cửa phía sau. Một lát sau DeWitt Albright mở cửa ra.
- Easy! - lão cười nói.
- Hắn không đồng ý để bọn tôi kiểm tra - Shariff nói, tôi buông tay hắn ra. - Để yên đó - Albright nói - Ta muốn biết có phải hắn đi một mình không?
- Ngài là ông chủ mà? - Shanff nói với giọng chắc chắn pha một chút ngạo mạn.
- Mi và Manny có thể rời khỏi đây. - Albright cười nói - Ta có chút việc cần bàn với Easy!

Lão Albright đứng ở phía sau chiếc bàn màu vàng nâu to kềnh, đặt đôi giày màu be bên cạnh chai rượu Wild Turkey đã vơi một nửa. Trên tường phía sau lưng treo tờ lịch in hình giỏ trái dâu. Nhìn quanh không thấy một món nào khác nữa. Dưới sàn nhà trơn bóng: một tấm vải bạt màu vàng căng dài điểm thêm nhiều đốm sắc màu xen kẻ.

- Mời ông Rawlins ngồi! Lão Albright mở lời, tay chỉ về phía chiếc ghế trước bàn giấy. Lão để đầu trần, không nhìn thấy chiếc áo bludong đâu. Nhìn dưới tay bên trái có đây đeo bao súng màu trắng. Vậy là mũi súng chĩa xuống dưới thắt lưng.

- Những chiến hữu của ông có vẻ ngon lành, - vừa nói tôi vừa quan sát chung quanh.
- Bọn chúng cũng như anh thôi, Easy. Mỗi khi cần lực lượng tôi chỉ nhấc máy gọi, bọn chúng kéo đến cả bầy lãnh phần thi hành nhiệm vụ, giá cả sòng phẳng.
- Tôi muốn hỏi có phải tên nhỏ thó kia là người Tàu?
Lão Albright lắc mình:
- Không ai biết đâu. Hắn là con mồ côi ở Jersey City. Uống gì chứ?
- Được.
- Đây là một điểm thuận lợi lúc làm việc một mình, lúc nào cũng có sẵn chai rượu trên bàn. 

Ngay cả giám đốc một công ty lớn cũng phải giấu chai rượu dưới ngăn kéo còn ta đây bảy ngay ra trên bàn. Bạn muốn uống thử rượu này không? Thế thì tôi thích lắm. Bạn không thích uống thứ này? Sau lưng bạn có cửa ra đó. - Vừa nói tay lão rót vào hai ly rượu lấy ra từ dưới ngăn kéo.
Tôi để mắt nhìn theo khẩu súng. Báng và lòng súng đen ngòm, cái phần hấp dẫn nhất đó của lão DeWitt lại không phải la màu trắng.

Tôi nghiêng người đỡ lấy ly rượu, lão mới hỏi:
- Sao, chịu nhân việc chứ, Easy?
- Được thôi, cùng còn tuỳ ông đang tính việc gì trong đầu?
- Ta đang cần tìm người, một bạn chiến hữu, - lão nói. Lão rút trong túi áo sơ mi ra một tấm ảnh đặt xuống bàn. Hình chụp phần đầu và vai một phụ nữ da trắng trẻ đẹp. Một bức ảnh đen trắng được phục chế lại thành ảnh màu trông như những ca sĩ nhạc Jazz bày ở trước cửa mấy hộp đêm. Tóc nàng xoã nhẹ xuống đôi vai trần, gò má cao, còn đôi mắt phải lộ màu xanh nếu như người thợ phục chế ảnh khéo tay. Ngắm nhìn một lúc lâu tôi nghĩ phải đi tìm cho ra nếu muốn để cho nàng mỉm cười nhìn về phía mình y như vậy.

- Daphne Monet, - lão Albright nói - Cũng không tệ lắm đâu nhưng mà khó tìm cho ra.
- Tôi thấy nó chẳng liên quan gì đến việc của tôi, - tôi nói - Tôi chưa bao giờ để ý đến cô nàng này.
- Tiếc cho anh, Easy. - Lão cười nhìn qua tôi. - Tôi nghĩ là anh có thể giúp ta một tay!
- Tôi chưa nghĩ ra thế nào. Mấy cô nàng giống như thế này biết số máy của tôi không khó khăn gì. Ông nên gọi báo cho cảnh sát là hãy nhất.

- Tôi chẳng khi nào gọi ai nếu không phải là bạn bè, hoặc ít ra là bạn trong số quen biết với nhau. Tôi không quen biết bọn cớm, bạn bè tôi cũng vậy.
- Vậy thì ta nên…
- Này Easy, anh biết đó - chợt lão cắt ngang, - Daphne thích giao du với bọn Negro. Nàng thích nghe nhạc Jazz, thích ăn đùi heo, thịt gà tây, anh hiểu ý tôi nói chứ?
Tôi hiểu quá nhưng mà không muốn nghe.
- Như vậy ông cho là cô nàng thường lui tôi khu phố Watts?

- Chắc là vậy, mà này anh biết không, ta không thể đi tìm cô nàng ở mấy chỗ đó vì ta không phải là người giỏi thuyết phục. Joppy thì hiểu ta quá nên mới kể hết những gì lão biết cho ta nghe, ta đã từng hỏi dò và lão chỉ có thể kể tên ông bạn ra thôi.
- Vậy ông muốn nhắm vô cô nàng để làm gì?

- Bạn của ta muốn gặp nàng để ngỏ lời xin lỗi, Easy. Ông ta hay cáu gắt nên cô nàng mới bỏ đi.
- Thế là ông ta muốn nàng quay về? - Lão Albright cười.
- Liệu tôi có giúp được gì cho ông không, ông Albright? Joppy đã kể cho ông nghe tôi mất việc mấy bữa nay, tôi phải lo tìm việc để trả nợ.
- Tôi trả công một trăm đô la tuần, ông Rawlins, tôi ứng tiền ra trước. Ngày mai ông đi tìm nàng và giữ hết số tiền trong túi.
- Ông Albright, tôi chẳng hiểu gì cả. Tôi muốn nói là làm thế nào tôi lại dính dáng vô chuyện đó. Ông đang tính chuyện…

Lão giơ nắm tay rắn rỏi đặt trên miệng mới nói:
- Này Easy mỗi sáng ra hãy cứ nghĩ là anh có việc phải đụng chạm ngay. Anh chỉ nên thắc mắc một việc liệu anh có dính dáng tới… hay là không.
- Tôi muốn nói không thích dính dáng tới pháp luật.

- Vậy nên tôi mới nhờ đến anh giúp một tay. Tôi chẳng ưa gì bọn cảnh sát. Cảnh sát lo bảo vệ luật pháp và anh cùng biết luật pháp là thế nào rồi, phải không?
Tôi đã hiểu ra được vấn đề trước mắt nhưng tôi cần im lặng.

- Luật pháp, - lão nói thêm - Chỉ phục vụ bọn nhà giàu, dân nghèo làm sao với tới được. Anh bạn không muốn dính dáng đến chuyện luật pháp ta cũng vậy thôi.
Lão nhấc ly rượu lên nhìn ngắm như thể xem có con sâu chui vô đó không, xong rồi đặt xuống bàn, tay úp quanh miệng ly.

- Ta chỉ nhờ ông bạn tìm cho ra một cô gái, - lão nói - Và cho ta biết cô nàng đang ở chỗ nào chỉ có vậy. Anh tìm cho ra rồi nói nhỏ vô tai cho ta nghe, cũng chỉ có vậy thôi. Anh tìm được nàng sẽ có tiền thưởng để trả nợ và bạn ta sẽ giúp anh việc làm thậm chí có thể đưa anh về lại hãng máy bay Champion.

- Ông cho biết ai là người muốn tìm cô gái đó?
- Không thể nói tên ra, Easy, thà vậy còn hơn.
- Vậy nên tôi không muốn cất công đi tìm, để rồi gặp mấy tên cớm như muốn nói tôi là người sau cùng đi tìm nàng - trước khi nàng biến mất.
Lão da trắng lắc đầu cười như thế vừa nghe tôi kể chuyện tiếu lâm.
- Chuyện đó xảy ra như cơm bữa, Easy. Ngày nào cũng có. Anh là người có văn hoá, đúng không?
- Có mà sao kia?
- Anh có coi báo. Hôm nay có không?
- Có chứ.
- Ba vụ án! Ba lận! Chỉ trong một đêm. Chuyện thường ngày ở phố. Người ta sinh ra tìm mọi cách để sống, để hưởng thụ ngay cả khi họ chỉ còn ít tiền gửi nhà băng. Ai cũng lo thu xếp chuyến đi nghỉ cuối tuần, chuyện đó không ngăn được cái chết. 

Chương trình đi nghỉ cuối tuần không cứu được họ khi thời điểm vừa đến. Con người tìm mọi cách để sống nhưng vẫn có lúc lơ là mất cảnh giác. Họ quên mất một điều quan trọng là cứ mãi tin tưởng rằng không có chuyện gì xảy ra.
Nhìn dáng điệu lão ngồi dựa lưng vô thành ghế nhếch mép cười khiến tôi nhớ lại gương mặt của thằng Mouse. Tôi chợt nhớ vì sao hắn hay cười nhất là mỗi khi có chuyện không may xẩy đến cho người khác.

- Anh cứ đi tìm cho ra người con gái đó rồi báo lại cho ta hay, chỉ có vậy. Ta không gây đau đớn cho nàng, bạn ta cũng không được đụng chạm đến nàng. Anh đừng lo nghĩ vớ vẩn làm gì.
Lão kéo ngăn tủ lấy chiếc vì chìa ra một xấp giấy bạc. Lão đếm mười tờ, mỗi lần đếm thè lưỡi liếm ngón tay cái xong rồi xếp ngay ngắn bên ly rượu.
- Một trăm đô la đây, - lão nói.

Tôi chẳng hiểu vì sao đó không phải là một trăm đô la của tôi.

Nhà lại thuở hàn vi tôi chỉ mong có được một chỗ ngả lưng mỗi lúc đêm về, có được miếng ăn, bạn tôi thường đãi tôi ăn uống và còn biết bao nhiêu cô nàng muốn ngủ với tôi nữa kia. Lúc tôi nhận được món tiền thế chấp tôi thấy nó còn giá trị hơn cả tình bạn. Lão Albright không phải là bạn nhưng lão có được cái mà mình đang cần. Lão là một ông chủ tốt bụng. Lão mời tôi uống thứ rượu ngon và đối đãi tử tế. Lão kể tôi nghe mấy mẩu chuyện, hết thẩy là chuyện "láo" từ lúc còn ở Texas.

Một trong những câu chuyện kể là lúc lão còn làm luật sư ở bang Georgia.
- Ta bào chữa cho một tên ghiền ma tuý can tội đốt nhà ông chủ ngân hàng, DeWitt nhìn chằm chằm về phía bức tường phía sau chỗ tôi ngồi, lão kể - Chủ nhà băng xiết nợ hắn. Ông bạn biết là chủ nợ không cho con nợ thời gian thu xếp lo trả nợ thi ca còn nợ lẫn chủ nợ đều có tội"
- Vậy là ông cứu nó thoát tội? - tôi hỏi lại.
Lão DeWitt nhếch mép cười nhìn tôi.
- Phải, lúc đó công tố viên đã cáo buộc Leon, tức là tay ghiền ma tuý. Có điều ngài công tố viên Randolph Corey có đủ chứng cứ buộc tội thân chủ tôi đã phạm tội đốt nhà. Nhưng lúc tôi đến kiểm tra nhà Randy, ngồi vô bàn tôi lôi ra được khẩu súng ngắn này. Tôi mới ngồi lại chỉ bàn chuyện thời tiết, vừa kể chuyện tôi vừa lau súng.

- Cứu được thân chủ thoát tội là một chiến công đấy chứ?
- Khỉ ho! Leon là tên vô dụng. Còn quan toà Randy thành danh trong mấy năm liền ta còn nhớ lúc đó ông ta thua kiện". Lão Albright vươn vai mới nói tiếp - Khi đứng trước một vấn đề pháp lý: anh bạn nên bình tĩnh. Mọi việc trên đời này đều có cái lẽ công bằng của nó.

Uống hết máy ly rượu tôi mới kể qua chuyện chiến tranh. Hết thẩy là chuyện xưa giữa bọn đàn ông với nhau, một nửa là thật, một nửa để cười chơi. Kể gần cả tiếng lão mới hỏi:
- Này Easy, anh đã từng giết ai chưa?
- Thế nào?
- Anh đã từng đánh giáp lá cà với ai chưa?
- Sao vậy?
- Không có lý do gì hết. Ta chỉ muốn biết là anh đã từng nhìn thấy vài vụ tương tự như vậy chưa?
- Vài vụ.
- Anh đã từng sáp lại gần để giết ai đó? Ta muốn nói rất gần đến nỗi anh bạn chỉ vừa nhìn thấy hắn mất cảnh giác rồi hắn không để ý. 

Mỗi khi anh ra tay giết một mạng người nghĩ thật là ghê tởm. Bạn giết nhau trong thời chiến ta cho đó là một hành vi ngu xuẩn. Ta biết anh bạn không còn mơ thấy người mẹ thân yêu của anh nữa đâu, hay bất cứ một giấc mơ đẹp đẽ nào khác. Nhưng anh đã quen với không khí chiến tranh nên mới nhúng tay vào chuyện đó.
Nhìn đôi mắt xanh nhợt nhạt của lão khiến tôi nhớ lại xác chết quân Đức mắt mở trừng trừng nằm xếp đống trên đường về Beclin.
- Này Easy, anh nên nhớ một điều, - Lão vừa nói tay vừa cầm tiền trên bàn trao cho tôi - trong bọn chúng ta đây nếu có kẻ chém giết thanh toán lẫn nhau thì cũng chẳng có gì ầm ĩ, nó cũng giống như lúc ta uống cạn một ly rượu bourbon. - Lão nốc cạn ly rượu rồi cười.
Chợt lão cất tiếng:
- Ta nghe Joppy kể anh thường tới quán bar trốn thuê ở khu phố Tám-chín và Trung tâm. Có người nhìn thấy Daphne vô quán bar đó cách đây ít lâu. Ta không rõ tên gọi là gì những đó là nơi những tay chơi có tiếng thường ghé lại vào cuối tuần và người quản lý tên là John. Tối nay anh bạn khởi sự là vừa đấy.
Nhìn cặp mắt lờ đờ của lão tôi biết ngay tiệc rượu vừa tàn. Tôi không biết nói gì hơn là gật đầu, bỏ tiền vào túi, bước ra ngoài.
Ra đến cửa tôi ngoái nhìn lại định gật đầu chào lần nữa nhưng thấy lão DeWitt Albright tay rót rượu mặt nhìn trân trân về phía bức tường xa xa. Lão đang nhìn về một nơi xa xăm, xa hơn chốn sào huyệt bẩn thỉu mà lão đang ngồi.
Kết thúc chương 3 truyện trinh thám, Buontruyenhay sẽ cập nhật chương 4 vào ngày mai, các bạn qua ủng hộ nha.

Truyện trinh thám Con quỷ áo xanh Chương 2

Tiếp theo câu truyện trinh thám con quỷ áo xanh chương 1 hôm nay truyện hay chia sẻ với bạn chương 2 của truyện này. Mời các bạn xem nội dung.

- Cậu gặp tay này ở đâu vậy? - tôi chợt hỏi Joppy.
- Tớ gặp hồi còn thi đấu quyền Anh. Lão có nhắc lại chuyện thời trước chiến tranh đấy thôi.

Joppy đứng bên trong quay bar bày cái bụng phệ ra trước, tay lau quầy láng bóng. Gã có ông chú làm chủ một quán bar ở Houston, ông này chết cách này mười năm đúng lúc Joppy giải nghệ quyền Anh. 


Gã trở lại quê nhà mở quán bar. Cửa hàng bán thịt nhường lại cho một chỗ ở tầng trên thế là gã lo làm lại quầy rượu lót đá cẩm thạch. Joppy coi vậy mà có óc mê tín dị đoan. Gã cho rằng muốn làm ăn khám khá phải nhờ vào ông chủ đi trước có tay nghề cao. 

Những lúc rãnh rỗi Joppy cầm lấy khăn lau chùi mặt quầy đá hoa láng bóng. Gã không thích cảnh lộn xộn ở quầy bar, mỗi khi có khách nào lỡ tay làm đổ bình rượu bia hay vật gì nặng rơi xuống sàn, gã nhanh chân chạy tới lo dọn dẹp sạch sẽ.

Joppy có thân hình vạm vỡ, độ tuổi năm mươi. Hai bàn tay to như cầu thủ bắt bóng chày đeo găng. Những bắp thịt nổi cuồn cuộn hẳn lên hai bên đường chỉ của chiếc áo sơ mi. Mặt mũi đầy vết sẹo dấu tích của những trận đấu trên võ đài, môi miệng đầy sẹo lởm chởm, con mắt bên phải nói một cục u lồi đỏ tươi.

Những năm tháng là võ sĩ quyền Anh, Joppy đã gặt hái nhiều thành quả đáng khích lệ. Năm 1932 gã được xếp hạng bảy, một trận đấu hoà làm náo loạn cả khán đài. Joppy vọt ra ngoài tay vùng vẫy lúng túng chộp lấy những thứ các tay võ sĩ quăng ném. Vào thời vàng son chưa ai có thể hạ đo ván Joppy, về sau gã càng thắng giòn giã hơn.

- Lão ta có dính dáng gì tợi chuyện thi đấu quyền Anh? - tôi hỏi.
- Nơi nào hái ra tiền là ở đó có mặt lão Albright. - Joppy nói - Lão không cần biết đồng tiền đó có phải là đóng tiền dơ bẩn hoặc đại khái như vậy.
- Vậy ông định đưa tôi đi theo con đường bọn ganster làm ăn phi pháp hay sao?
- Tớ đâu phải là dân ganster. Lão Albright thì chuyện gì cũng có mặt lão trong đó. Lão là tay làm ăn và cậu nên biết gặp lúc cậu đứng bán áo sơ mi có khách hàng bước vô mang theo cả hộp, y nói đừng có bớt giá, vậy là… cậu chìa ra hai đô la cho hắn rồi quay nhìn đi chỗ khác". Xong rồi gã chìa nắm tay ra mới nói "Chuyện làm ăn mà".
Joppy tay cứ lau chùi một chỗ trên quầy bar sạch bóng chỉ trừ cho bụi đóng lại dưới đường kẻ trông như những đường gân màu trên mỏ ác đứa bé sơ sinh.
- Thì ra lão là tay kinh doanh? - tôi hỏi.
Joppy dừng tay nhìn thẳng vô mắt tôi. - Cậu dùng hiểu lầm, Easy. DeWitt cũng là một tay cự phách, có giao du với bọn bất lương. Cậu yên chí rồi sẽ có được món tiền trả nợ, cậu sẽ biết lão là người thế nào.

Tôi ngồi nhìn quanh khắp gian phòng nhỏ hẹp: Joppy sắm được sáu bàn, bảy chiếc ghế đẩu cao đặt ở quầy rượu. Có hôm đắt khách cũng còn ghế trống, tôi vẫn thấy gã làm ăn khá hơn mình. Gã có nghề nghiệp, có được cơ ngơi trong tay. 

Có bữa tối nọ, gã kể cho tôi nghe muốn bán lại quán bar dù đây chỉ là chỗ thuê mướn. Ban đầu tôi nghĩ gã nói dóc về sau tôi mới biết có người thích mua lại chỗ đã làm ăn được không kể giá thuê mướn là bao nhiêu. Tuy cửa sổ không lau chùi, sàn nhà bị lùn xuống dù sao đây cũng là chỗ Joppy làm ăn và mỗi khi lão da trắng, chủ cửa hạng thịt đến thu tiền muớn chỗ, lão ta vẫn thường nói, "Cảm ơn ông Shag". Có tiền là lão tươi như hoa.

- Vậy lão cần gì đến tôi? - Tôi hỏi lại.
- Lão nhờ cậu đi tìm cho ra một người, hãy đại khái là vậy,
- Ai vậy kia?
- Một con bé nào đó, tờ có biết đâu. Joppy nhún vai - Tớ chẳng cần hỏi làm gì bởi việc đó không liên can đến tớ. Lão chịu chi tiền cho cậu tìm ra, không ai bảo cậu đi tìm khơi khơi.
- Lão định trả bao nhiêu?
- Đủ tiền cho cậu trả nợ. Bởi vậy tớ mọi nơi cho cậu biết, Easy, tớ biết cậu đang cần tiền gấp. Tớ chẳng thèm để ý lão ta hay chuyện lão cần tìm cho ra ai.

Nghĩ đến chuyện có tiền trả nợ khiến tôi liên tưởng ngày đến mảnh sân phía trước nhà, đến hàng cây sai quả rợp bóng mát trong những ngày hè oi bức. Tôi chợt nghĩ mình cùng ngon lành như mấy tay da trắng, nhưng giả sử nhà tôi không có mảnh sân phía trước lúc đó bọn chúng sẽ nhìn tôi như nhìn một tên ăn mày nghèo mạt, ngửa tay ra đi xin tiền.

 
- Thôi nhận tiền đi, bạn mình. Cũng là một món tiền đáng giá đấy, - Joppy nói y như là gã biết rõ tôi đang nghĩ gì trong đầu. - Cậu sẽ thấy bọn đó toàn gái đẹp.
- Tôi chẳng thích mấy việc đó, Joppy.
- Cậu không thích tiền à? Khỉ thật! Tớ giữ dùm cho cậu.
- Không phải tiền… mà là… Ông biết không, nhìn lão Albright tôi nhớ lại một người bạn tên Mouse.
- Ai kia?
- Ông còn nhớ chứ, hắn người nhỏ thó quê ở Houston. Hắn có vợ tên là Etta Mae Harris.
Joppy bặm môi lại rồi nhíu mày. - Vậy hắn là đàn em của tớ. - Phải đây, Mouse trông na ná như lão Albright hắn thích se sua ăn mặc chải chuốt, miệng lúc nào cùng cười tươi. Hắn lúc nào cùng tính trước được mọi việc, ông chẳng theo kịp hắn đâu, tôi muốn nói được tiếng Anh bằng đúng giống cái thứ tiếng Anh đã học trong lớp, thế mà suốt máy năm chỉ nói được cái thứ tiếng "không ai dạy" từ xưa này.

- Không theo kịp đâu, mới thật khó, Easy. Còn ngủ ngoài vỉa hè có khó gì đâu.
- Chớ sao, bạn mình. Tôi muốn nhắc chuyện nên đề phòng.
- Cần tắc vô ưu mà, Easy. Biết lo trước để chuẩn bị đối phó, ta sẽ được thêm sức mạnh.
- Vậy lão là một tay kinh doanh, hở - tôi hỏi lại.
- Chứ còn gì nữa?
- Lão làm nghề gì? Tớ muốn hỏi lão là tay buôn bán áo sơ mi hay làm gì khác?
- Người ta đang bàn chuyện làm ăn của lão, Easy.
- Nghĩa là sao?
- Chuyện đó để mặc cho thị trường - gã nhếch mép cười bộ dạng như con gấu đói "Để mặc cho thị trường".
- Tôi phải nghĩ cho ra chuyện đó.
- Cậu đừng lo, Easy. Để tớ lo cho. Từ nay cậu cứ gọi mình là chiến hữu Joppy, được rồi, tớ sẽ nói cho nghe vì sao như vậy. Nhớ lui tới đây thường xuyên, cứ yên tâm đi.
- Cảm ơn đã chiếu cố đến tôi, Jop - tôi nói, nay mai không biết tôi có còn nói những lời đó nữa không.
Kết thúc chương 2 mời các bạn đón đọc chương 3 truyện trinh thám " Con quỷ áo xanh". Truyện hay sẻ cập nhập nội dung thường xuyên

Truyện trinh thám Con quỷ áo xanh chương 1

Truyện trinh thám “ Con quỷ áo xanh” là câu chuyện xảy ra tại thành phố Los Angeles, năm 1948. Người cựu chiến binh da đen Easy Rawlin, vừa bị sa thải khỏi xưởng sản xuất của một hãng quân sự.

Easy đang ngồi uống rượu tại một quán bar do người bạn làm chủ, gã bồn chồn lo lắng không biết có trả được món tiền vay thế chấp, chợt một lão người da trắng bước vô quán, qua vài câu chuyện lão đề nghị chi món tiền khá lớn nếu Easy tìm ra được tung tích Daphne Monet, một nàng con gái xinh đẹp tóc vàng thường hãy lui tới mấy quán bar nhạc Jazz của người da đen…



Tác giả Walter Mosley là nhà văn Mỹ da đen, tác giả nhiều tập truyện trinh thám huyền ảo. Ông là một tác giả được tổng thống Bill Clinton ưa chuộng nhất với lối viết trang nhã, lôi cuốn người đọc. Nhân vật chính trong những tập truyện trinh thám của ông là nhà thám tử Easy Rawlins. Ông đã từng được bầu làm Chủ tích Hội nhà văn Truyện trinh thám Mỹ, thành viên Ban giám khảo giải sách hàng năm, sáng lập viên Hội sách Trung tâm văn bút Mỹ.

Hiện ông là nhà văn trinh thám hàng đầu ở Mỹ, tác phẩm của ông được báo New York Times xếp hạng bestseller. Liền sau đó các tác phẩm nổi tiếng ra đời: Cái chết đỏ; Nàng Betty đen; Bướm trắng; Thủ lĩnh Jones v.v…
Chương 1
Tôi ngạc nhiên nhìn thấy lão da trắng bước vô quán bar của Joppy. Cái chuyện lão là người da trắng không có gì đáng nói nhưng đằng này lão mặc một bộ vét vải lanh trắng ngà, bên trong là một chiếc áo sơ mi cùng thứ vải, đầu đội mũ rơm kiểu Panama, đi đôi giầy da màu be, mang bít tất hàng siu trắng. Nhìn nước da lão trơn nhẵn tái nhợt lốm đốm nét tàn nhang. 

Vành mũ rơm sút rời ra mấy cọng. Lão đang đứng ngoài thềm cửa, thân hình to con, đôi mắt nhợt nhạt đảo nhìn quanh một vòng bên trong gian phòng, tôi chưa từng thấy ai có mẫu mặt như lão. Chợt lão nhìn về phía tôi, một cảm giác rùng mình chạy khắp bên trong cơ thể, rồi nó vút tan biến nhanh bởi tôi đã quen chung sống với bọn da trắng từ dạo năm 1948 tới nay.

Tôi đã từng chung sống với mấy ông bà da trắng suốt năm năm trời từ Châu Phi qua nước Ý, đi khắp nước Pháp trở về lại quê cha đất tổ. Tôi đã từng ăn ngủ chung với họ và tay tôi đã từng bắn chết mấy mạng còn non trẻ có cặp mắt xanh, bọn chúng nó cùng biết sợ chết như ai.

Lão da trắng nhếch mép cười nhìn tôi, lão bước tới bên quầy bar, Joppy đang mắc tay lau chùi trên mặt quầy được lát bằng đá hoa. Lão chào hỏi rồi chìa tay ra bắt như thế họ là những người bạn cũ lâu ngày gặp lại nhau.

Lại thêm một ngạc nhiên nữa là khi nhìn thấy lão, Joppy có vẻ lúng túng. Trước đây Joppy là tay võ sĩ quyển anh hạng nặng từng đấm đá ngoài đường phó, trên võ dài.

Một thời oanh liệt như thế, vậy mà giờ đây gã lặng lẽ cúi đầu chào mỉm cười trước một lão da trắng với thái độ của kẻ biết thất cơ lỡ vận.
Tôi quăng một đô la trên quầy định bỏ đi, vừa dặm chân bước xuống, Joppy khều tay chỉ về chỗ hai người đang nói chuyện:
- Ồ, Easy lại đây. Tớ định giới thiệu cậu với ông khách này. - Tôi chạm phải ngay cặp mắt nhợt nhạt của lão.
- Ồ, này Easy, đây là bạn của tôi, ông Albright.
- Cứ gọi tôi là DeWitt được rồi, Easy! - lão cất tiếng. Cái bắt tay thật chặt nhưng trơn trợt y như là con rắn cuộn mình trên tay tôi.

- Chào ông bạn. - tôi mở lời.
- Phải đấy, Easy - Joppy nói theo, đầu cúi xuống miệng cười - Ông Albright đây lâu ngày mới gặp lại. Cậu biết không đây là ông bạn cố tri từ lúc còn ở Los Angeles. Và bọn ta đang nhắc lại chuyện ngày xưa.
- Chớ sao, - Albright nhếch mép cười. - Ta nhớ đâu chừng năm 1935 lúc quen biết Jop. Tính đến nay thì sao nhỉ? Đã mười ba năm rồi còn gì. Tính ra là trước thời kỳ chiến tranh, trước cái ngày từng đoàn nông dân và người chị dâu của hắn nối đuôi nhau qua Los Angeles làm ăn.
Nghe kể Joppy cười khà! Tôi thủng thỉnh cười theo. Tôi chưa thể hình dung ra Joppy có quan hệ làm ăn gì với lão, ngay lúc này tôi cũng chưa thể đoán ra lão định hợp tác với tôi ra sao.
- Này Easy, quê anh ở đâu? - Albright hỏi.
- Ở Houston.
- Houston à, thảo nào! Đó là một thành phố đẹp. Mấy lúc có việc ta mới ghé qua đó. - Lão ngồi đó cười vô tư. Lão từng đi khắp đây đó. - Anh làm ăn gì ở đây?
Nhìn gần hơn cặp mắt lão như màu trứng chim cổ đỏ, mờ đục lờ đờ.


- Hắn mới làm cho hãng Champion Aircraft được hai bữa. - Joppy nói xen vô - Hắn bị đuổi việc.
Lão Albright trề môi ra tỏ vẻ tức giận.
- Thật là một điều không may. Mấy công ty bề thế đó chẳng thêm ngó ngàng tới anh đâu. Tiền quý không cân đối bọn chúng cho nghỉ việc hết mười công nhân có gánh nặng gia đình. Anh có gia đình chưa, Easy? - Nghe giọng lão nói rên rên như dân nhà giàu miền Nam.

- Chưa, tôi chỉ sống một mình, - tôi đáp.
- Bọn chúng chẳng thêm đếm xỉa đến chuyện đó. Bọn chúng không quan tâm chuyện đó. Dù cho anh có mười đứa con, còn một đứa sắp đẻ chúng cũng cho anh thôi việc luôn?"
- Chứ còn gì nữa! Joppy nói lớn. Giọng gã vang rền rộn ràng như tiếng bước chân của toán lính bước trên đường sỏi đá.
- Bọn chúng quản lý mấy công ty cỡ bự không hao tổn một giọt mồ hôi, tay nhấc điện thoại tính xem hôm nay được bao nhiêu tiền. Bọn chúng hoặc được nghe câu trả lời xuôi tai hoặc có ai bị phạt.
Lão Albright phá ra cười vỗ vỗ tay Joppy.
- Này Joppy rót rượu mới khách đi chứ? Cho tớ một ly Scotch. Easy uống gì?
- Như mọi bữa chứ? Joppy hỏi lại.
- Chứ còn gì nữa.
Joppy quay đi, lão Albright đảo mắt nhìn quanh bên trong gian nhà. Lão ngồi nhìn một hồi, nhích người qua một bên xem có gì khác lạ. Chẳng có gì thay đổi. Quán rượu của Joppy ở trên tầng hai nhà kho của cửa hàng bàn thịt. Khách hàng phần đông là dân da đen bán thịt giờ này mới xế trưa ai này còn lo làm ăn buôn bán.

Mùi thịt thối lần toả khắp mọi ngóc ngách bên trong ngôi nhà, lúc này chỉ có lèo tèo mấy khách hàng không phải là dân bán thịt còn ráng chịu ngồi lại quán bar của Joppy.

Joppy mang rượu ra, một ly scotch cho lão Albright, còn tôi một ly bourbon bỏ đá. Vừa đặt hai ly rượu ra quầy, gã nói: "Ông Albright đây đang cần một người làm công việc dò tìm, Easy, tờ vừa nói cậu đang tìm việc làm để trả nợ món vay thế chấp.

- Gay đấy, - lão Albright lại lắc đầu. - Mấy tay làm ăn lớn chẳng để ý hoặc chăm lo cho công nhân đang tự xoay xở để vượt qua khó khăn.
- Ông biết không, Easy rất chịu khó. Hắn vừa nhận giấy tốt nghiệp trung học lớp buổi tối, rồi định xin theo học trường cao đẳng". Joppy tay cầm khăn lau sách mặt quầy lát đá hoa nói tiếp. - Hắn là anh hùng quân đội đấy, ông Albright. Hắn gia nhập đội quân Patton. Linh tình nguyện mà.
- Đúng quá chứ, - Albright nói. Vẻ mặt lão vẫn lạnh như tiền - Ta kiếm thêm chiếc ghế đi, Easy! Đằng kia gần cho cửa sổ.

Cửa số nhà Joppy bám đầy bụi nhớp nhúa ngồi bên trong không nhìn thấy đường phố 108. Nếu bạn ngồi chỗ chiếc bàn nhỏ sát bên may ra còn được hưởng chút ánh nắng ban ngày.
- Anh đang cần tiền trả nợ họ, Easy? Ngân hàng khó chịu hơn mấy công ty. Đúng hạn anh phải lo trả nếu trễ qua bữa sau cảnh sát sẽ đến gõ cửa nhà anh.

- Chuyện đó liên can gì đến ông đâu, ông Albright? Tôi ngại nên không muốn nói ra lời khiếm nhã rằng mới vừa gặp ông được vài phút mà ông đã muốn hỏi chuyện làm ăn của tôi ra sao.
- Phải đây, tôi nghe Joppy kể anh đang cần việc làm nếu không sẽ bị xiết nhà.

- Bởi vậy nên ông muốn xen vô chuyện của tôi?
- Tôi đang cần tìm một người tinh mắt thính tai, biết nghe ngóng để giúp việc cho tôi, Easy.
- Ông định làm việc gì nào? - tôi hỏi lại. Tôi muốn vứt chạy ra khỏi chỗ này nhưng nghĩ lại ông ta biết rõ chuyện tôi thiếu nợ. Ông ta cũng hiểu biết chuyện làm ăn ở ngân hàng.
- Tôi đã từng làm luật sư lúc còn ở Georgia. Nay thì tôi chỉ muốn giúp đỡ bạn bè, vì tình nghĩa bè bạn với nhau.

- Ông giúp như thế nào?
- Tôi không nói ra được, Easy - Lão nhún vai - Tôi giúp ai bất kỳ việc gì. Cụ thể lúc anh cần nhắn tin cho người thân nhưng lại không thể tự mình làm lấy được phải nhờ đến tôi, tôi giúp ngay. Thấy chưa tôi chỉ giúp khi có yêu cầu, nên ai cùng biết, tôi có khối việc mà lắm. Có lúc phải cần người phụ mới xong. Anh đến vừa đúng lúc.
- Vậy là thế nào? - chợt tôi hỏi lại. Ngồi nghe lão nói chuyện chợt tôi nhớ lại một người bạn cũ hồi còn ở Texas - tên hắn là Raymond Alexander bọn tôi thường gọi hắn là Mouse. Nhắc tới Mouse tôi cảm thấy trong người khó chịu.
- Tôi đang cần một người làm công việc dò tìm.
- Ông muốn tìm ai…
- Này Easy - lão cắt ngang. 
- Theo chỗ tôi biết, anh là người thông minh, biết đặt câu hỏi, tôi sẽ bàn với anh chuyện đó sau. Ở đây không tiện. 
- Nói xong lão rút túi lấy ra tấm danh thiếp, tay cầm bút máy. Lão viết hí hoáy mấy chữ xong đưa cho tôi. 
- Anh nhớ kể lại cho Joppy nghe và nếu muốn thử thời vận tối nay anh ghé qua văn phòng tôi làm việc sau bẩy giờ.

Lão nốc cạn ly rượu nhìn về phía tôi, nhếch mép cười đứng ngay dậy. Kéo tay áo lại cho thẳng. Lão đưa tay sửa mũ lệch qua một bên gật đầu chào Joppy đang đứng sau quầy vẫy tay chào cười đáp lại. Lão DeWitt Albright thong thả bước ra khỏi quán bar của Joppy như một khách hàng quen mỗi buổi trưa ghé vô làm một ly.
 
Tấm thiếp in tên chữ nổi. Địa chỉ ghi ngay ở phía dưới văn phòng đặt ở trung tâm thành phố, từ chỗ khu phố Watts đến đó cùng khá xa.
Tôi nhìn lại thấy lão DeWitt Albright không phải trả tiền rượu. Còn Joppy cũng không vội vàng hỏi lão có trả tiền hay chưa.
Kết thúc chương một của bộ truyện trinh thám " Con quỷ áo xanh" mời các bạn đón đọc  chương 2 của bộ truyện trinh thám này.
Chúc các bạn có một buổi đọc truyện vui vẻ !

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Truyện trinh thám Tokyo hoàng đạo án

Truyện trinh thám Tokyo hoàng đạo án do tác giả Soji Shimada viết, truyện kể một tên bệnh hoạn chuyên cắt thân thể nhiều người rồi ghép lại, yếu tố trinh thám trong truyện chứa đựng máu tanh, hình sự gây cấn.

Tóm tắt nội dung truyện trinh thám Truyện trinh thám Tokyo hoàng đạo án

Hãy tới đây, hạ giới và vòm trời Bombô Ta sẽ giết các con và cháu ta Cắt thân thể chúng rời rã ra
Ghép phần đẹp nhất thành người mới
Mảnh miếng còn lại đem chôn xa
Đối với phụ nữ, ta có niềm đam mê mãnh liệt. Đối với cái đẹp, ta nhất mực
tôn sùng.
Sau ba chục năm nghiên cứu chiêm tinh và giả kim thuật, ta ấp ủ ước vọng tạo
ra một tấm thân phụ nữ toàn bích hơn hết thảy nhan sắc trên đời.

Truyện trinh thám Tokyo hoàng đạo quán hay, các bạn cùng xem nội dung


Ta bí mật lên kế hoạch giết sáu đứa con gái và cháu gái trinh trắng trong nhà, lựa lấy đầu, ngực, bụng, hông, đùi và chân hoàn mỹ nhất để luyện thành một sinh thể mới. Những phần dư, ta sẽ đem chôn theo một sơ đồ hoàng đạo.
Chưa kịp làm gì cả, ta đã bị đập sọ đến chết.
Bất ngờ thay!
Bất ngờ hơn là, sau khi ta chết thảm, sáu đứa ấy cũng phơi xác ở nhiều nơi,
đứa mất đầu, đứa mất ngực, đứa mất bụng… như ta đã định.
Ai đã giết ta rồi hoàn thành tâm nguyện của ta vậy? Nữ thần rốt cuộc có
thành hình không?
Năm tháng trôi qua… Tất cả những gì ta có thể làm chỉ là chờ người nơi ấy,
chờ người tìm giúp câu trả lời cho nghi vấn mỗi ngày một cồn cào.

Thông tin về tác giả viết truyện trinh thám kinh dị này

Soji Shimada là một tác giả chiêm tinh, nhà thiết kế, kiêm nhạc sĩ nổi tiếng người Nhật Bản.

Tokyo hoàng đạo án là truyện trinh thám li kỳ đầu tay của ông, đã được vinh danh ở giải Edogawa
Rampo vào năm 1981. Hơn 30 năm qua, Tokyo hoàng đạo án vẫn nằm trong danh sách các tác phẩm văn
học bán chạy nhất của Nhật Bản, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp,
Nga, Trung, Thái Lan, Tagalog…và Việt Nam.

Mời các bạn đón đọc nội dung ở bài viết tiếp theo !